BÍ QUYẾT VỆ SINH VÙNG KÍN SAU SINH

Sau quá trình vượt cạn là giai đoạn mà mẹ phải gánh chịu nhiều sự thay đổi của cơ thể, vì thế đây cũng là giai đoạn các mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến cơ thể của mình. Ngoài việc giữ vóc dáng, làn da thì việc chăm sóc, vệ sinh vùng kín sau sinh cũng là vấn đề vô cùng cần thiết để giúp mẹ khỏe mạnh, tránh gặp các bệnh phụ khoa đe dọa nguy hiểm.

Vậy các mẹ nên vệ sinh vùng kín như thế nào để an toàn và bảo vệ sức khỏe? Bài viết dưới đây Bác sĩ Vũ Sơn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về bí quyết vệ sinh vùng kín sau sinh!

Những thay đổi của vùng kín sau sinh các mẹ nên biết.

  • Khô âm đạo: Thông thường, âm đạo luôn được giữ ẩm và khỏe mạnh là nhờ có sự tiết ra chất dịch nhầy ở tử cung và hormon Estrogen, có tác dụng bôi trơn âm đạo giữ cho âm đạo không bị khô, giúp bảo vệ âm đạo và tránh nhiễm trùng trong quá trình sinh hoạt đời sống vợ chồng. Sau sinh, hàm lượng hormone Estrogen ở nữ bị giảm xuống. Dấu hiệu chất dịch ít tiết ra khiến cho cảm giác quan hệ bị đau rát. Điều này gây ảnh hưởng đến sinh hoạt đời thường.
  • Vùng kín thâm đen: Đây là tình trạng khá phổ biến của chị em sau sinh. Do sự thay đổi, rối loạn nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ. Gây cho nhiều chị em tự ti khi vùng kín sau sinh bị thâm đen,gây ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống hằng ngày.
  • Vùng kín có mùi: Sau sinh, cơ thể của Mẹ sẽ có mùi, nhất là vùng kín. Để có thể cải thiện điều này, sau khi mẹ xuất viện về nhà, chị em nên thường xuyên vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, và có thể kết hợp xông hơi đều đặn cơ thể với lá trà xanh,… xông hơi 2 lần/tuần để mẹ sẽ cảm nhận được cơ thể dễ chịu và thoải mái hơn.
  • Sản dịch sau sinh sẽ kéo dài: Sản dịch (hay còn gọi là dịch tiết âm đạo) ở phụ nữ sau sinh gồm máu, vi khuẩn và mảng ô hoại tử bong ra ở các lớp niêm mạc cửa tử cung. Trong vài ngày đầu sau sinh, sản dịch của mẹ sẽ chứa nhiều máu giống như máu trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, càng về sau sản dịch sẽ ra ít hơn và có màu hồng nhạt đến 10 ngày sau đó chất dịch có màu trắng hoặc màu vàng. Khoảng sau 2-4 tuần thì chất màu trắng sẽ giảm và mất hẳn.
  • Mẹ bị són tiểu: Có vẻ tiểu tiện không kiểm soát thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Trong quá trình bài tiết, nâng vật nặng, hắt hơi hoặc thậm chí ho cũng bị tiểu són. Tình trạng này thường gặp sau sinh nên Mẹ không cần lo lắng.

Cách vệ sinh vùng kín sau sinh đúng cách

Phụ nữ sau sinh, vùng kín chịu rất nhiều ảnh hưởng ,vậy nên chị em cần vệ sinh vùng kín sau sinh đúng cách để tránh những viêm nhiễm thường xảy ra sau sinh. Tuy nhiên nhiều chị em cảm thấy ái ngại và không dám chia sẻ về những vấn đề mình gặp phải.

Phụ nữ khi quyết định sinh thường, sẽ phải chuẩn bị tâm lý với thay đổi trong cơ thể không chỉ trong quá trình thai kỳ, sinh con mà còn cả sau sinh nữa, đặc biệt là vệ sinh vùng kín sau sinh. Hơn nữa, nếu chị em biết cách chăm sóc vùng kín thì quá trình phục hồi vết thương sau sinh sẽ nhanh hơn.

Những bước vệ sinh vùng kín sau sinh.

Bước 1: Rửa tay sạch sẽ

Bạn nên rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm, lưu ý tới móng tay, và kẽ ngón tay cần được vệ sinh sạch sẽ.

Bước 2: Tháo băng vệ sinh theo chiều từ trước ra sau

Nếu cởi từ sau ra trước bạn sẽ vô tình đưa vi khuẩn từ khu vực hậu môn vào vùng kín, khiến cho vùng kín dễ dàng bị viêm nhiễm. Ngoài ra, Tránh chạm tay vào vùng băng vệ sinh có dính vết máu, thay băng 4 tiếng/lần để đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Bước 3: Rửa vùng kín và lau khô

Khi các bạn thay băng vệ sinh hay sau khi tiểu tiện, đại tiện, bạn nên dùng vòi sen hoặc bình xịt nước ấm có pha thêm  chút muối loãng rửa bên ngoài vùng kín theo chiều từ trước ra sau. Tránh không được xịt nước sâu vào bên trong âm đạo. Sau đó, lau nhẹ vùng kín bằng giấy vệ sinh sạch.

Bước 4: Bôi thuốc vùng tầng sinh môn

Chăm sóc vết rạch tầng sinh môn là việc vô cùng quan trọng, hãy chú ý giữ cho vết khâu luôn luôn khô ráo. Thoa thuốc theo chỉ định của bác sĩ giúp nhanh lành vết thương và thoải mái. Bạn nên Kiêng quan hệ  ít nhất 6 tuần sau khi sinh.

Bước 5: Trước khi đứng lên mới được xả nước bồn cầu

Việc xả nước bồn cầu sau khi đi vệ sinh xong, nếu bạn vẫn chưa đứng lên khiến nước từ bồn cầu bắn vào vùng kín dễ gây viêm nhiễm. Đặc biệt, Khi thay băng vệ sinh, các bạn nhớ không chạm tay vào bồn cầu.

Bước 6: Chị em nên tiểu đứng

Nước tiểu có thể làm  vết rạch tầng sinh môn bị đau rát. Cho nên, tránh để nước tiểu đọng lại, bạn nên đi tiểu đứng hoặc  trong lúc đứng tắm  bằng vòi sen giúp nước tiểu chảy thẳng xuống, hạn chế tiếp xúc với vết thương.

Những vấn đề khác.

Trong quá trình sinh nở, âm đạo của bạn có thể bị rách hoặc do bác sĩ chủ động cắt. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức sau khi sinh. Âm đạo rách càng nhiều thì càng mất nhiều thời gian để hồi phục. Để làm giảm đi cảm giác khó chịu này, bạn có thể làm theo những hướng dẫn sau để cải thiện sức khỏe của mình:

  • Sử dụng nước ấm chứa trong bình nước có vòi xịt để rửa sau khi đi vệ sinh;
  • Sau khi đại tiện, dùng một miếng giấy thấm hay khăn sạch lau trực tiếp vào vết thương của bạn;
  • Sử dụng một tấm lót mềm hay gối vòng để ngồi nếu như bạn thấy không thoải mái;
  • Giảm đau bằng cách chườm đá giữa âm đạo và trực tràng;
  • Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ hoặc các chuyên gia sức khỏe.

Bên cạnh đó, bạn hãy luôn chú ý đến vết thương của mình và liên lạc với bác sĩ ngay lập tức khi bạn thấy có bất kì tình trạng khác thường nào ví dụ như nóng hơn, đau và căng hay có mủ.

Qua những thông tin về bí quyết vệ sinh vùng kín sau sinh mà chúng tôi đề cập ở trên, Hy vọng bạn có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với mình. Các thắc mắc, Quý Khách vui lòng liên lạc Bác sĩ Vũ Sơn qua số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY để được tư vấn trực tiếp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *