ĐAU BỤNG DƯỚI KHI MANG THAI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Phụ nữ mang thai luôn đi kèm với rất nhiều dấu hiệu cần lưu tâm, trong đó không thể không kể đến tình trạng đau bụng dưới. Rất nhiều chị em bị hoang mang và lo lắng khi gặp hiện tượng này. Vậy nguyên do từ đâu và giải pháp như thế nào? Tình trạng này có nguy hiểm hay không?

Bài viết dưới đây Bác sĩ Vũ Sơn cung cấp sẽ giải đáp cho bạn những thông tin cần thiết và khi có dấu hiệu này thì sản phụ cần được đưa đến ngay cơ sở y tế có chuyên môn gần nhất để thăm khám và chẩn đoán!

Đau bụng dưới khi mang thai – nguyên nhân do đâu?

Đau bụng dưới khi mang thai của mẹ bầu

Phụ nữ khi mang thai không tránh khỏi hiện trạng những cơn đau bụng dưới quanh rốn theo nhiều mức độ khác nhau. Nhiều mẹ bầu không khỏi lo lắng khi gặp tình trạng này, tuy nhiên nguyên nhân của dấu hiệu này khá đa dạng, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý khi mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nguy hiểm khác. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này như:

  • Thai làm tổ trong buồng tử cung: Trong khoảng 2 – 3 ngày đầu thai kỳ thai phụ sẽ có cảm giác đau lâm râm bụng dưới. Nguyên nhân chính do thai bắ đầu làm tổ và đi vào buồng tử cung. Tuy nhiên, thai phụ không cần lo lắng vì tình trạng này sẽ dần biến mất.
  • Thai phát triển bên ngoài tử cung: Triệu chứng chủ yếu của nguyên nhân này là thai phụ bị đau bụng dưới khi mang thai kèm theo đó là máu âm đạo. Nguyên do xuất phát từ viêm nhiễm đường sinh dục, bất thường ở vòi tử cung. Đây là nguyên nhân không nên chủ quan, hãy thăm khám sức khỏe sinh sản trước khi mang thai để có biện pháp điều trị hợp lý và tránh xảy ra tình trạng này.
  • Bong nhau non: Ở một số trường hợp, nhau thai sẽ bong ra khỏi tử cung làm tử cung trở nên căng cứng, khiến thai phụ cảm thấy rất đau ở vùng bụng dưới. Chúng ta không nên chủ quan trước tình trạng này bởi thông thường nhau thai chỉ bong sau khi sinh đẻ. Ngoài ra, trong những ngày gần sinh, người phụ nữ có thể gặp những tình trạng này, đó là dấu hiệu sự chuẩn bị xuất hiện của một thành viên mới, vì thể hãy chuẩn bị thật tốt để chào đón em bé nhé!
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng đau bụng dưới. Một số triệu chứng như khó chịu, tiểu buốt rát, tiểu không kiểm soát và nước tiểu có những điểm bất thường như có mùi hôi, lẫn máu,…
  • Thiếu dinh dưỡng: Khi mang thai, tử cung của mẹ chịu rất nhiều áp lực từ bào thai nên hệ tiêu hóa cũng gặp rất nhiều vấn đề. Ngoài ra, lượng progesrerone trong thời kỳ mang thai tăng cao hơn so với bình thường cũng gây ra hiện tượng tiêu hóa kém dẫn đến đau bụng dưới. Vì vậy, trong thai kỳ bà bầu nên chú ý xây dựng chế độ ăn phù hợp, điều này sẽ mang lại sức khỏe tốt đồng thời đảm bảo sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của thai nhi.
  • Em bé đạp: Tất cả các bà mẹ đang mang thai đều có dấu hiệu này và đây là tin vui cho sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của bào thai nằm trong bụng mẹ.
  • Căng cơ và dây chằng: Nguyên nhân này xuất hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ khi bào thai đã phát triển được một thời gian và cơ cũng như dây chằng của mẹ sẽ giãn ra rất nhiều gây đau bụng nhất là khi thai phụ thay đổi tư thế hoặc ho.
  • Cơn gò Braxton – hicks hoặc chuyển dạ với trường hợp sinh non: Thường xuất hiện ở 3 tháng cuối thai kỳ.
đau bụng dưới khi mang thai
Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai

Cách xử lý hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai.

Trong thời kỳ mang thai, khi gặp phải tình trạng này thì thai phụ cần bình tĩnh, xác định nguyên nhận của hiện tượng và tùy vào từng trường hợp để tìm cách xử lý phù hợp. Trong điều kiện đau bụng dưới khi mang thai không có triệu chứng nặng nề nào xảy ra thì thai phụ nên sử dụng nước ấm để tắm, di chuyển và đi lại thật nhẹ nhàng, uống nhiều nước, tập massage bụng dưới, uốn cong cơ thể theo hướng bụng bị đau, nằm xuống nhẹ nhàng.

Về thuốc, trong một số trường hợp thai phụ có thể uống Acetaminophen có tác dụng làm dịu cơn đau. Bên cạnh đó, thai phụ nên có chế độ ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để bé có sự phát triển tốt và toàn diện. Khuyến khích thai phụ tập thể dục nhẹ nhàng, tránh ngồi yên một chỗ quá lâu và nên nghỉ ngơi nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ để chuẩn bị cho sự chào đời của bé một cách tốt nhất.

Thai phụ nên tập thể dục nhẹ nhàng tránh ngồi một chỗ quá lâu

Lưu ý, nếu cơn đau bụng dưới khi mang thai xảy ra do nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc chuyển dạ trong sinh non hay thai nhi ngoài tử cung thì nên thăm khám bác sĩ chuyên môn để kịp thời điều trị.

đau bụng dưới khi mang thai
Tập luyện đúng cách là một trong những phương pháp giúp giảm đau bụng dưới

Kết luận.

Đau bụng dưới khi mang thai có thể là hiện tượng bình thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Tuy nhiên, thai phụ không nên quá lo lắng về điều này vì tâm trạng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ Vũ Sơn khuyên bạn nên bình tĩnh quan sát dấu hiệu nhận biết và đi khám bác sĩ nếu là dấu hiệu nghiêm trọng.

Qua những thông tin về rối loạn tiền mãn kinh chúng tôi đề cập ở trên, Hy vọng bạn có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với mình. Các thắc mắc, Quý Khách vui lòng liên lạc Bác sĩ Vũ Sơn qua số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY để được tư vấn trực tiếp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *