TÌM HIỂU VỀ TRẦM CẢM SAU SINH VÀ GIẢI PHÁP THÍCH HỢP

Sau khi sinh đẻ, tâm lý của chị em thường bị nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng rất nhiều gây nên chứng trầm cảm sau sinh. Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm và cũng mang lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

Bài viết dưới đây Bác sĩ Vũ Sơn sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng trầm cảm sau sinh và những giải pháp điều trị hiện tượng này!

Thế nào là trầm cảm sau sinh?

Hiểu về trầm cảm sau sinh của mẹ để kịp thời phát hiện và điều trị

Trầm cảm sau sinh là một rối loạn tâm trạng cực đoan liên quan đến suy nghĩ và cảm xúc của phụ nữ sau sinh, tạo nên sự mệt mỏi, buồn chán, lo lắng thậm chí là tuyệt vọng. Tình trạng này có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng, đôi khi phát triển thành hành vi cực đoan ảnh hưởng nguy hại đến cả mẹ và bé. Hãy quan tâm và chăm sóc mẹ sau sinh để tránh hoặc phát hiện sớm kịp thời điều trị.

Những người dễ bị trầm cảm sau sinh thường là phụ nữ có tiền sử bị bệnh trầm cảm, nguy có lặp lại 50%; đang trong độ tuổi bé hơn 18 tuổi cũng thuộc đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh có những biểu hiện nào?

Các dấu hiệu dễ nhận thấy về hiện tượng trầm cảm sau sinh có thể bao gồm:

  • Tâm trạng chán nản, ủ rũ; cảm thấy buồn không có lí do, trống rỗng,…
  • Thường xuyên cảm thấy lo sợ, khóc nhiều hơn bình thường, cáu kỉnh, bồn chồn.
  • Mất ngủ, không thể ngủ ngon hoặc ngủ quá nhiều
  • Giận dữ, mất kiểm soát cảm xúc.
  • Thờ ơ với bản thân; đau đớn về thể xác, tinh thần.
  • Nhức đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.
  • Ăn quá ít, không muốn ăn hoặc ăn quá nhiều.
  • Giảm trí nhớ và khả năng tập trung suy nghĩ.
  • Suy nghĩ nhiều về cái chết hoặc tự tử.
  • Không tin tưởng khả năng có thể che chở, bảo vệ con của bản thân.
  • Ít tiếp xúc, xa lánh bạn bè, người thân, thậm chí không muốn gần gũi con.

Trầm cảm sau sinh có thể kéo dài trong nhiều tháng và nếu không được phát hiện kịp thời sẽ mang đến hậu quả vô vùng nghiêm trọng.

Trầm cảm sau sinh bắt nguồn từ đâu?

Về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh hiện nay vẫn chưa được đưa ra kết luận chắc chắn. Trầm cảm sau sinh do nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất đến tâm lý gây nên, tiêu biểu như những nguyên nhân sau:

  • Nồng độ hormone thay đổi: Nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể những giờ đầu sau sinh giảm mạnh đột ngột kéo theo trạng thái trầm cảm.
  • Yếu tố cảm xúc: Có nhiều nguyên do cảm xúc tác động như việc mang thai ngoài ý muốn hoặc mang thai không như kế hoạch và rất nhiều trường hợp khác nhau tác động lên sự tự tin và gây áp lực với chị em sau sinh.
  • Cơ thể mệt mỏi: Phụ nữ phải hao tốn rất nhiều năng lượng trong quá trình sinh bé vì vậy nhiều mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi sau sinh và mất hàng tuần trời để hồi phục.
  • Xuất phát từ đời sống: PHụ nữ trong quá trình sinh đẻ thiếu sự giúp đỡ từ người thân, phải trải qua những yếu tố tâm lý căng thẳng từ tình huống xung quanh, thay đổi nơi ở hay người thân gặp chuyện cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Hậu quả của trầm cảm sau sinh.

  • Đối với cá nhân mẹ: Phụ nữ bị trầm cảm sau sinh sẽ luôn không có đủ năng lượng để hoạt động đặc biệt trong việc chăm sóc con cái, không thể chăm sóc bé và có nguy cơ tự tử cao.
  • Đối với bé: Những bé có mẹ bị trầm cảm sau sinh thường gặp nhiều khả năng về vấn đề cảm xúc và hành vi như chậm phát triển về ngôn ngữ, ảnh hưởng nặng nề liên kết giữa mẹ và con, dễ kích động hơn những trẻ bình thường và thường có những cảm xúc tiêu cực. Ngoài ra, bé chậm phát triển về chiều cao và có nguy cơ béo phì cao hơn các bé bình thường và thường xuyên căng thẳng, khó thích nghi với môi trường hay gặp các vấn đề về hòa nhập xã hội.

Giải pháp vượt qua trầm cảm sau sinh.

Nếu được điều trị sớm tình trạng này sẽ không đáng lo ngại. Có một số cách giúp mẹ sau sinh có hướng điều trị phù hợp như:

  • Trò chuyện riêng với chuyên gia sức khỏe tâm thần hoặc nhà tâm lý học để có thể nhận thức hành vi, thay đổi những suy nghĩ tiêu cực hoặc liệu pháp tác nghĩa giúp mọi người xung quanh hiểu và hỗ trợ bệnh nhân điều trị hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc trong trường hợp có sự tư vấn của bác sĩ.
  • Nhận sự hỗ trợ từ người thân, gia đình
  • Ngoài những phương pháp điều trị trên việc bản thân mẹ sau sinh lắng nghe chính mình, tự ổn định tâm lý cũng vô cùng quan trọng. Không quá lo lắng khi đau, mệt và luôn khích lệ bản thân, chăm sóc bản thân thật tốt cũng là giải pháp tránh trầm cảm sau sinh.

Hãy cùng phụ nữ sau sinh san sẻ và ổn định tinh thần

Qua những thông tin về trầm cảm sau sinh và giải pháp mà chúng tôi đề cập ở trên, Hy vọng bạn có thể tham khảo và đạt được kết quả mong muốn. Các thắc mắc, Quý Khách vui lòng liên lạc Bác sĩ Vũ Sơn qua số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY để được tư vấn trực tiếp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *