Cách chăm sóc bà bầu hiệu quả mà bạn nên biết

Vấn đề chăm sóc bà bầu luôn dành được sự quan tâm lớn từ các bậc cha mẹ tương lai, của gia định và xã hội dành cho mẹ và bé. Việc chăm sóc bà bầu nên bắt đầu từ khi xuất hiện các dấu hiệu có thai để có thể đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển an toàn của bé.

Bài viết dưới đây Bác sĩ Vũ Sơn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết và hữu ích để người thân, gia đình cũng như chính mẹ bầu có thêm kiến thức chăm sóc thai kỳ được tốt nhất!

Cách chăm sóc bà bầu hiệu quả
Cách chăm sóc bà bầu hiệu quả

Hiểu về sự phát triển của thai nhi ở 3 tháng đầu thai kỳ

Hiểu về sự phát triển của thai nhi rất quan trọng cho việc chăm sóc bà bầu

Sự hình thành và phát triển của thai nhi bắt đầu khi tinh trùng và trứng. Kết hợp tạo nên phôi và phôi di chuyển thành công vào buồng tử cung để bắt đầu quá trình làm tổ.

Sau khi thụ thai 2 tuần, phôi sẽ đạt kích thước khoảng 1 – 2mm. Đây là thời điểm việc trao đổi chất giữa mẹ và bé trong thai kỳ bắt đầu. Lúc này, dinh dưỡng của mẹ vô cùng quan trọng vì nó là yếu tố chi phối sự phát triển hoàn toàn của phôi thai.

Quá trình phát triển của thai nhi gồm 3 giai đoạn chính, cụ thể như sau:

Tam cá nguyệt thứ nhất

Đây là giai đoạn tiêu biểu cho sự hình thành các phần và cơ quan chính của cơ thể. Từ phôi nang mang kích thước rất nhỏ cho đến bào thai với kích thước tương đối lớn. Sau tam cá nguyệt thứ nhất, cơ bản hình thành các cơ quan nội tạng quan trọng và bắt đầu hoạt động.

Ở tuần thứ 5 – 7 trở đi có thể nghe được nhịp tim của bé. Tiếp tục ở tuần thứ 7 – 8 các chi bắt đầu hình thành và phát triển liên tục đến cuối thai kỳ. Vào khoảng tuần thứ 9, mắt bé phát triển nhưng cần nhiều tuần sau đó mới cảm nhận được ánh sáng và đóng mở.

Ở tuần 9 – 10, nội tạng thai nhi bắt đầu được hình thành. Cơ quan sinh dục ngoài hình thành và phát triển vào tuần thứ 11 – 12 của thai kỳ.

Tam cá nguyệt thứ hai

Ở giai đoạn này, cơ thể bé phát triển chi tiết và hoàn thiện hơn các cơ quan quan trọng cũng như các cơ quan khác của cơ thể. Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động đầu tiên. Bên cạnh đó, vị giác, thính giác và vị giác phát triển nên bé đã có thể cảm nhận được phần nào cuộc sống.

Tam cá nguyệt thứ ba

Đây là giai đoạn cuối trong quá trình hình thành thai nhi. Ở giai đoạn này, cơ thể thai nhi, các cơ quan cần thiết cho sự sống đã hoàn thiện cơ bản. Phổi và não là hai cơ quan hoàn thiện nhiều nhất ở giai đoạn này và vô số tế bào thần kinh hình thành trong não bộ thai nhi. Giữa tam cá nguyệt thứ 3 so với các giai đoạn khác thì sự hình thành của lớp chất béo tích tụ khắp cơ thể, giúp trẻ giữ ấm và trông mũi mĩm hơn.

Khám thai

Thông thường, lịch khám thai sẽ được chia thành các giai đoạn theo tháng như sau:

Trong 3 tháng đầu (13 tuần 6 ngày sau ngày đầu kinh cuối). Thăm khám lần đầu sau khi có dấu hiệu trễ kinh 2 đến 3 tuần. Khám lại lần hai khi thai 11 đến 13 tuần 6 ngày để đo độ mờ da gáy.

Từ 3 tháng giữa (từ tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày). Thăm khám mỗi tháng 1 lần.

Trong 3 tháng cuối (từ tuần 29 đến tuần 40). Cụ thể giai đoạn này từ tuần 29 đến 32 khám 1 lần. Từ tuần 33 đến 35 khám 2 tuần 1 lần và tuần 36 đến 40 mỗi tuần khám 1 lần.

Mẹ bầu nên khám thai định kỳ để tránh những nguy hiểm cho cả mẹ và bé

Khám thai định kỳ giúp tránh và giảm bớt những tai biến sản khoa cũng như tỷ lệ tử vong cho mẹ và con. Nếu bạn không có điều kiện khám thai định kỳ thì hãy duy trì tối thiểu 3 lần khám cho một thai kỳ vào tuần thứ 12, 22,32. Hãy chú ý những dấu hiệu bất thường sau để kịp thời đi khám, tránh nguy hiểm cho mẹ và bé:

  • Ra máu, ra nước ối
  • Bụng xuất hiện những cơn đau, thậm chí là đau dữ dội theo cơn
  • Khó thở, sốt
  • Chóng mặt, đau đầu, mờ mắt
  • Đi tiểu ít, phù nề
  • Thai nhi đạp yếu, ít đạp hoặc không đạp

Hãy đến phòng khám bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường, lưu ý phải đến đúng hẹn. Gia đình nên xác định ngày dự kiến sinh và theo dõi cẩn thận nếu phát hiện thai bất thường.

Dinh dưỡng trong việc chăm sóc bà bầu

Lên kế hoạch cho một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu có nhiều sức đề kháng tốt cho cơ thể. Một số dưỡng chất quan trọng cần lưu ý khi có dấu hiệu mang thai như sau:

  • Axit folic (vitamin B9): Đây là dưỡng chất có tác động không nhỏ tới sự phát triển, phân chia tế bào
  • Sắt: Có vai trò rất quan trọng với việc bổ sung nguyên liệu tạo máu
  • Canxi: Trong quá trình phát triển của thai nhi thì canxi từ người mẹ là vô cùng quan trọng
  • Chất đạm (protein): Mẹ và bé rất cần protein để phát triển tốt trong giai đoạn thai kỳ
  • DHA/EPA: cần thiết cho sự phát triển của não bộ và thị giác của bé
  • Trái cây: Các loại hoa quả cung cấp đủ vitamin thiết yếu, nước, chất chống oxi hóa và đặc biệt cả chất xơ

Mẹ nên ăn no bằng cách tăng khẩu phần lên ¼ so với khi chưa có thai. Có thể ăn tăng hơn trong mỗi bữa hay ăn nhiều bữa hơn. Hãy đa dạng món và phương thức chế biến để mẹ bầu không cảm thấy chán ăn.

Không nên ăn kiêng bất cứ loại thực phẩm ưa thích và cũng không ép buộc bản thân ăn những thứ mình không thể ăn, nên chọn những thực phẩm cùng loại  có thể thay thế cho nhau.

Ngoài những thực phẩm dinh dưỡng, mẹ bầu nên dùng thêm thuốc bổ cho bà bầu ngay từ trước khi mang thai. Hãy tránh ăn mặn, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… và không uống thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Dinh dưỡng trong việc chăm sóc bà bầu
Dinh dưỡng trong việc chăm sóc bà bầu

Chế độ làm việc của mẹ bầu

Mẹ bầu nên lưu ý làm việc theo khả nặng tránh xảy ra tình trạng kiệt sức. Tránh các công việc nặng nhọc và độc hại hoặc nơi làm việc ở trên cao hay phải ngâm trong nước. Hãy chỉ làm những công việc nhẹ nhàng đồng thời kết hợp nghỉ ngơi giữa giờ. Cần đảm bảo giấc ngủ đủ 8 tiếng/ngày và nên ngủ trưa 30 phút đến một giờ.

Không thức khuya, dậy sớm và không để người có thai phải đi làm đêm. Nếu trong quá trình làm việc xảy ra dấu hiệu bất thường: đau đầu, chóng mặt, đau bụng dưới xương ức thì nên đi khám và kiểm tra ngay lập tức.

Bước vào giai đoạn tháng cuối trước ngày dự kiến sinh, mẹ nên nghỉ ngơi, dưỡng sức để chuẩn bị quá trình sinh đẻ. Mẹ bầu vẫn có thể vận động qua các công việc nhẹ nhàng như đọc sách, đan len hay đi lại để giúp máu lưu thông.

Vệ sinh thân thể

Không gian nhà ở phải thoáng khí, sạch sẽ, tránh ẩm mốc. Mẹ bầu nên mặc những trang phục thoải mái, rộng và thoáng; luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng.

Mẹ bầu nên tắm rửa, thay quần áo hàng ngày. Lưu ý, hãy tắm nơi kín đáo, tránh gió lùa; mùa lạnh cần tắm nước nóng. Bộ phận sinh dục nên được vệ sinh hàng ngày, không nên dùng vòi xịt hay cho rửa sâu vào bên trong. Hậu môn là phần rửa cuối cùng. Bộ phận sinh dục thường tiết nhiều dịch hơn trong thời kỳ thai nghén vì thế hãy vệ sinh tại chỗ thường xuyên, đều đặn, nên thực hiện 2 lần sáng – tối và sau mỗi lần đại tiện.

Đối với việc chăm sóc ngực, mẹ nên dùng khăn vải mềm lau rửa ngực, xoa bóp, nặn, kéo núm ti đều đặn nếu núm ti thụt vào trong để tạo điều kiện nuôi bé sau này. Lưu ý, không được kích thích nhiều ở đầu ti vì sẽ dẫn đến co bóp tử cung và dọa sinh non, sẩy thai.

Chế độ sinh hoạt của bà bầu

Sinh hoạt hợp lý sẽ thuận lợi cho quá trình sinh đẻ của mẹ

Đối với quan hệ tình dục: nên hạn chế, có sự thông cảm và nhẹ nhàng với tư thế thích hợp của người chồng. Nếu ở lần thai nghén trước đã bị sẩy thai thì cần rất hạn chế và nên kiêng hẳn trong ba tháng đầu và ba tháng cuối.

Khi có thai, tránh việc đi xa, những nơi dễ trơn trượt, dễ ngã hay làm việc nặng, tránh đi những phương tiện gây xóc, khó chịu.

Chuẩn bị sắp sinh

Ở giai đoạn này gia đình nên chuẩn bị những đồ dùng cần thiết cho quá trình sinh. Gần ngày sự kiến sinh thai phụ không nên đi xa mà nên đi khám thai lần cuối để nhận hướng dẫn cần thiết. Hãy bàn bác kĩ với gia đình để sắp xếp công việc thuận lợi. Chuẩn bị phương tiện đi lại khi cuộc chuyển dạ diễn ra đột ngột.

Nên lưu ý các dấu hiệu như sốt, ra máu, ra nước ối, đau đầu, thai đạp yếu,.. để kịp thời đi khám. Nếu thai phụ có sẹo mổ ở tử cung thì nên đến bệnh viện trước 10 ngày so với ngày dự kiến để tránh tai biến. Chuẩn bị thật tốt cho quá trình sinh nở sắp diễn ra

Qua những thông tin về cách chăm sóc bà bầu mà chúng tôi đề cập ở trên, Hy vọng bạn có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với mình. Các thắc mắc, Quý Khách vui lòng liên lạc Bác sĩ Vũ Sơn qua số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến để được tư vấn trực tiếp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *