Nứt gót chân là một tình trạng không chỉ gây đau đớn cho người bị mà còn ảnh hưởng đến quá trình di chuyển. Vậy phải làm thế nào để giữ một bàn chân đẹp và cách điều trị ra sao? Nguyên nhân do đâu?
Hãy cùng Bác sĩ Vũ Sơn giải đáp thắc mắc qua bài viết sau để tìm được câu trả lời hợp lí nhé!
Nội dung chính
Nứt gót chân là gì?
Nứt gót chân xảy ra ở mọi độ tuổi và có vẻ như phụ nữ chịu nhiều ảnh hưởng từ tình trạng này hơn nam giới. Đây là một chứng bệnh ngoài da đi kèm với hiện tượng bong tróc da chân, nứt nẻ, ngứa hoặc có thể là chảy máu. Thời tiết hanh khô sẽ tạo điều kiện cho bệnh tình này trở nặng hơn.
Người bị nứt gót chân sẽ thấy đau đớn khi di chuyển, đứng lâu và nếu không kịp thời điều trị thì có thể gây ra rất nhiều nguy cơ.
Nguyên nhân gây ra nứt gót chân.
Một số nguyên nhân chính gây ra tình trạng này như:
- Đi chân trần, đi dép hở gót hoặc đứng quá lâu.
- Sử dụng nước nóng quá lâu hoặc dùng xà phòng mạnh gây mất lớp da tự nhiên.
- Đi giày không vừa và không thể bảo vệ gót chân.
- Do khí hậu khô hanh, nhiệt độ lạnh hoặc độ ẩm thấp.
- Người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể nứt gót chân do lượng đường trong máu cao và tuần hoàn kém khiến da khô.
- Thiếu vitamin, nhiễm trùng nấm, suy giáp, viêm da dị ứng,… cũng có thể dẫn đến nứt gót chân.
Triệu chứng của nứt gót chân.
Một số triệu chứng đi kèm như:
- Bong tróc da
- Ngứa
- Chảy máu, da đỏ và bị viêm
- Ở mức độ nghiêm trọng có thể gây đau
- Vết loét.
Nếu không điều trị sớm có thể sẽ gặp các biến chứng như mất cảm giác ở gót chân, viêm mô tế bào, loét chân,… Khi có các dấu hiệu như đau, nóng, đỏ và sưng gót chân thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Phương pháp phòng ngừa.
- Tránh đứng một tư thế hoặc ngồi khoanh chân quá lâu.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm chân ban đêm và dùng tất để khóa ẩm.
- Mang đệm lót để đệm gót chân.
- Mang tất (vớ) có đệm tốt.
- Uống nhiều nước
- Tránh mang giày quá chật
Và một số cách ngăn ngừa khác.
Điều trị nứt gót chân.
- Sử dụng thuốc điều trị: Sử dụng sau khi vệ sinh chân sạch sẽ, thuốc se giúp làm bong tróc da chết, làm mềm và dưỡng ấm gót chân. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng khi có tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng các loại thuốc mỡ hay thuốc kháng sinh.
- Ngâm và tẩy tế bào chết cho bàn chân: Vùng da ở xung quanh gót chân bị nứt thường dày và khô hơn các vùng da khác trên cơ thể và có xu hướng tách ra khi bạn áp dụng lực. Ngâm và dưỡng ẩm cho đôi chân của bạn có thể giúp ích.
- Sử dụng mật ong: Đây có thể xem là một phương thuốc hiệu quả cho vấn đề này vì có đặc tính kháng khuẩn và kháng vi sinh vật.
- Sử dụng dầu dừa: Người da khô, bệnh chàm hặc bệnh vảy thích hợp sử dụng dầu dừa vì nó giúp làn da giữ được độ ẩm và có đặc tính chống viên, kháng khuẩn hiệu quả.
Qua những thông tin về nứt gót chân mà chúng tôi đề cập ở trên, Hy vọng bạn có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn phù hợp với mình. Các thắc mắc, Quý Khách vui lòng liên lạc Bác sĩ Vũ Sơn qua số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY để được tư vấn trực tiếp.