Banner Bác sĩ Vũ Sơn

GIẢI ĐÁP VỀ VÙNG KÍN NAM – THẾ NÀO LÀ VÙNG KÍN NAM?

Vùng kín nam không chỉ là nói đến cơ quan sinh dục mà còn về hệ thống sinh sản ở nam giới. Vậy, làm thế nào để hiểu biết rõ hơn về vùng kín nam (cấu tạo, hình thái, chức năng) và tiêu chuẩn đánh giá vùng kín nam thế nào là đẹp? Đây là những kiến thức cơ bản mà nam giới nên trang bị cho bản thân để không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp ích cho khả năng khi quan hệ tình dục và duy trì nòi giống.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để bạn có thể có thêm những hiểu biết rõ hơn về vấn đề này nhé!

Hệ thống sinh sản của nam giới là gì?

Có thể hiểu hệ thống sinh sản của nam giới bao gồm một nhóm các cơ quan và tiết niệu. Chức năng chính của các cơ quan này cụ thể là sản xuất, duy trì và vận chuyển tế bào sinh sản của nam giới (tinh trùng) và chất lỏng bảo vệ xung quanh tinh trùng (tinh dịch); chúng giải phóng tinh trùng vào đường sinh dục nữ; ngoài ra còn phụ trách sản xuất và tiết ra hormone sinh dục nam.

Các bộ phận (cơ quan sinh dục) bên trong và bên ngoài cơ thể tạo thành hệ thống sinh sản của nam giới, chúng cùng nhau giúp cơ thể loại bỏ các chất thải lỏng (tiểu tiện) và quan hệ tình dục, vấn đề duy trì nòi giống. Trong đó,  cơ quan sinh dục bên trong bao gồm tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống phóng tinh, túi tinh, thừng tinh, tiền liệt tuyến, niệu đạo; cơ quan sinh dục bên ngoài gồm có dương vật, quy đầu, bìu.

Cấu tạo cơ quan sinh dục của nam giới.

Cơ quan bên ngoài.

  • Dương vật: Đối với nam giới thì đây là bộ phận sinh dục quan trọng, có hai chức năng chính là sinh dục và tiết niệu. Cấu tạo của dương vật gồm 3 phần: phần đầu dương vật (có hình chóp, được bao bọc bởi một lớp da mềm người ta hay gọi là bao quy đầu); phần thân (phần cán dương vật); và cuối cùng là phần gốc nối liền với thành bụng. Các dây thần kinh nhạy cảm nhất của cơ thể đa phần đều tập trung tại dương vật và sau giải phẫu, hình thái của duowg vật bao gồm: 2 ốn thể ở hang ở phía trên, 1 ống dẫn nước tiểu, 1 ống xốp ở phía dưới. Và khi quan sát hình ảnh dưới có thể thấy trên đỉnh của bao quy đầu có một lỗ nhỏ, được gọi là lỗ sáo, thông với môi trường bên ngoài và ống dẫn nước tiểu. Nếu không được vệ sinh đúng cách thì bộ phận này rất dễ mắc các căn bệnh nam khoa như rối loạn cương dương, gãy dương vật, nhiễm trùng, liệt dương,…
  • Quy đầu: Đây là phần cuối hình nón của dương vật, được bao phủ bởi một lớp da lỏng lẻo gọi là bao quy đầu. Phần mở của niệu đạo là ống vận chuyển cả tinh dịch và nước tiểu ra khỏi cơ thể nằm ở đầu quy đầu. Tinh dịch, chứa tinh trùng, được xuất ra ngoài (xuất tinh) qua phần cuối của dương vật khi một người đàn ông đạt đến cao trào tình dục (cực khoái). Khi dương vật cương cứng, dòng chảy của nước tiểu bị chặn lại từ niệu đạo, chỉ cho phép tinh dịch được xuất tinh khi đạt cực khoái.
  • Bìu: Đây là lớp da có màu sẫm, được tạo ra do các lớp của thành bụng trìu xuống. Hình dáng của nó như một chiếc túi, chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu nên có vai trò rất quan trọng. Nó được biết đến như một hệ thống giúp tinh hoàn điều hòa nhiệt độ.

Cơ quan bên trong.

  • Tinh hoàn: Đây là bộ phận nằm ngoài ổ bụng và được bao bọc bởi một lớp bìu. Hai tinh hoàn nằm về hai bên, có dạng hình trứng, kích thước sẽ vào khoảng 4,5cm x 2,5cm. Tinh trùng và testosterone được sản sinh từ đây, xung quanh tinh hoàn còn có một lớp bao mỏng được gọi là tinh mạc (mang theo dịch có chức năng bôi trơn để tinh hoàn có thể lên xuống thuận lợi). Nhiều ống sinh tinh nhỏ nằm trong mỗi tinh hoàn và chứa hai loại tế bào là tế bào sinh tinh tạo ra tinh trùng và tế bào Sertoli giúp nâng đỡ và nuôi dưỡng tinh trùng.
  • Mào tinh: Bộ phận này được cấu tạo từ 3 phần: đầu mào tinh, thân mào tinh, đuôi mào tinh. Mào tinh có hình dạng của một ống cuộn tròn có hình chữ C, chụp lên tinh hoàn, thực chất là một bao xơ, bên trong có một ống dẫn nhỏ. Đối với người trưởng thành mào tinh có đến 12 ống xuất và mỗi cái có chiều dài từ 5cm – 6cm. Nơi đây là nơi tinh trùng di chuyển sang để phát triển và hoàn thiện, sau đó đi đến ống dẫn tinh.
  • Ống dẫn tinh: Đây là nới tiếp nối giữa mào tinh cà túi tinh, có độ dài khoảng 30cm, đường kính lên đến 2mm-3mm, lòng ống rộng khoảng 0.5mm. Thành ống dẫn tinh có một lớp niêm mạc bên trong. Mỗi bên tinh hoàn đều có một ống dẫn tinh, tác dụng liên kết mào tinh, tinh hoàn với ống phóng tinh niệu đạo. Nhiệm vụ chính của bộ phận này là vận chuyển tinh trùng trong quan hệ tình dục và duy trì một lượng tinh trùng dự trữ trong mào tinh. Nếu ống dẫn tinh gặp bệnh lý gì thì nguy cơ suy giảm khả năng sinh sản càng cao, vì vậy bạn nên đi thăm khám nam khoa thường xuyên để có thể theo dõi và nắm bắt tình trạng của ống dẫn tinh cũng như vùng kín nam.
  • Túi tinh: Bộ phận này gồm 2 mặt: Mặt trước nằm sát đáy bàng quang, được kéo dài từ chỗ tận cùng của niệu quản tới đáy của tuyến tiền liệt. Mặt sau liên kết với trực tràng và ngăn cách giữa trực trạng với bàng quang. Túi tinh bao gồm các tuyến tinh có kích thước với độ dài khoảng 5cm và độ rộng 2cm. Khi duỗi thẳng ống dẫn tinh có thể lên đến 15cm chiều dài. Túi tinh được tạo bởi 3 lớp: lớp mô liên kết; lớp các thớ dọc ở ngoài, thớ vòng ở trong và lớp biểu mô niêm mạc có các tế bào trụ tiết ra tinh dịch. Chức năng chính của túi tinh là tiết ra một số chất dinh dưỡng để nuôi tinh trùng.
  • Thừng tinh: Là một ống dẫn đi từ bìu qua bẹn vào bên trong bụng. Thừng tin bao gồm: các mạch máu, ống dẫn tinh và thần kinh của tinh hoàn.
  • Tuyến liệt quyến: Tuyến này chỉ có ở nam giới, được nằm phía dưới bàng quang và ngay phía dưới trực tràng. Nó cung cấp thêm chất lỏng cho quá trình sản xuất và các chất lỏng này có nhiệm vụ nuôi dưỡng tinh trùng. Tuyến này có hình chiếc nón ngược, nặng khoảng 20g ở mức bình thường, rộng 4cm, cao 3cm và dày 2,5cm. Khi đến tuổi trung niên, tuyến này thường to ra hình thành nên các bệnh phì đại tiền liệt tuyến.
  • Niệu đạo: Đây là một ống dài nối từ bàng quang ra lỗ để đưa nước tiểu ra ngoài, có chức năng trong việc dẫn tinh dịch ra ngoài. Cấu tạo của nó dài khoảng 18cm đến 20cm và được chia ra làm 4 đoạn: Niệu đạo trước tiền liệt (dài khoảng 1,5cm, nằm trong cổ bàng quang), niệu đạo tiền liệt (độ dài khoảng 3cm, là phần to nhất của niệu đạo), niệu đạo màng là đoạn hẹp và ngắn nhất (chỉ dài 1,2cm), niệu đạo xốp (dài khoảng 12 đến 15cm). Nó có chức năng dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Nước tiểu lại đưa những vi khuẩn có hại cxaam nhập vào niệu đạo đẩy ra khỏi cơ thể. Trong trường hợp quan hệ tình dục thiếu an toàn cũng có teher dẫn đến viêm nhiễm niệu đạo ở nam giới và các bệnh xã hội có thể lây qua đường tình dục.

Chăm sóc vùng kín nam đúng cách.

Sau đây là một số gợi ý để bạn có cách chăm sóc vùng kín hợp lý:

  • Hãy rửa dương vật nhẹ nhàng và cẩn thận; kéo xuống làm sạch bên dưới bao quy đầu và đầu dương vật bằng nước.
  • Vỗ nhẹ để làm khô dương vật, vùng bên dưới bao quy đầu và phần còn lại của dương vật.
  • Giặt đồ lót đúng cách, xả kỹ và phơi khô hoàn toàn trước khi mặc.
  • Rửa tay trước khi đi tiểu hoặc chạm vào dương vật vì nếu bạn đang tiếp xúc với bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng dương vật của bạn như hóa chất, ớt hoặc chà xát nhiệt.
  • Dùng nước ấm và xà phòng tắm mỗi ngày để rửa dương vật khi bạn đang tắm. Nếu bạn bị hẹp bao quy đầu thì hãy nhẹ nhàng kéo nó trở lại và rửa sạch bên dưới.
  • Vệ sinh phần gốc dương vật, tinh hoàn và khu vực giữa gốc tinh hoàn và hậu môn, nơi mồ hôi và lông có thể kết hợp tạo ra mùi hôi nồng nặc.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho vùng kín nam giới không nên dùng xà phòng thơm, gel, chất khử trùng,… vì chúng có thể gây kích ứng da.

Qua những thông tin về vùng kín nam giới chúng tôi đề cập ở trên, Hy vọng bạn có thể tham khảo và đạt được kết quả mong muốn. Các thắc mắc, Quý Khách vui lòng liên lạc Bác sĩ Vũ Sơn qua số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY để được tư vấn trực tiếp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *